Cọc tiếp địa là một trong những vật tư quan trọng quyết định độ an toàn và khả năng thoát sét của công trình. Hãy cùng Chống sét VN tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm này.
Cọc tiếp địa là gì?
Cọc tiếp địa là một thanh kim loại vót nhọn một đầu để có thể cắm sâu xuống đất. Đầu còn lại làm bằng để đóng búa tạ. Đầu cọc có thể được làm ren để tiện cho việc nối 2 cây cọc với nhau.
Theo TCVN 9358:2012, cọc tiếp đất được gọi với tên gọi là điện cực đất (earth electrode)- một vật dẫn hoặc một nhóm vật dẫn chôn dưới đất và tiếp xúc chặt chẽ với đất, từ đó hình thành mối nối điện có hiệu quả với toàn khối đất. Cọc tiếp địa được xem là bộ phận cốt lõi của hệ thống chống sét, giúp hệ thống chống sét hoạt động hiệu quả.
Cọc tiếp địa của hệ thống chống sét có tác dụng phân tán nguồn năng lượng lớn xuống đất nhằm bảo vệ tính mạng của con người và tránh gây hỏng hóc các thiết bị điện.
Phân loại cọc tiếp địa
Dựa vào chất liệu, người ta chia cọc tiếp địa thành 3 loại khác nhau, bao gồm:
- Cọc tiếp địa bằng đồng (vàng hoặc đỏ)
- Cọc tiếp địa bằng thép mạ kẽm (nhúng nóng hoặc điện phân)
- Cọc tiếp địa bằng thép mạ đồng (nhúng nóng hoặc điện phân)
Trong số đó, cọc đồng nguyên chất là loại tốt hơn vì tính dẫn điện của đồng tốt hơn thép. Bù lại, đây cũng là loại cọc tiếp địa có chi phí khá cao và khó thi công hơn do đồng dẻo hơn thép và dễ bị cong vênh trong quá trình thi công.
Cách sử dụng cọc tiếp địa đúng kỹ thuật
Cọc tiếp địa loại thanh kim loại tròn phải có đường kính quy định bởi thiết kế, nhưng trong mọi trường hợp không được nhỏ hơn 16 mm nếu là điện cực thép và không được nhỏ hơn 12mm nếu là điện cực kim loại không phải thép hoặc là điện cực có lớp kim loại bọc ngoài không phải sắt hoặc thép; Không được dùng thanh thép gai hoặc thanh cốt thép làm điện cực đất dạng cọc nhọn.
Cọc tiếp địa thép góc phải có chiều dày không nhỏ hơn 4mm, thiết bị này phải được mạ kẽm nóng hoặc được bảo vệ chống ăn mòn bằng phương pháp khác.
Cọc tiếp địa loại ống kim loại phải có đường kính trong tối thiểu 19mm và chiều dày ống tối thiểu 2,45mm. Điện cực ống thép phải được mạ kẽm nóng hoặc được bảo vệ chống ăn mòn bằng phương pháp khác và phải là loại ống rắn chắc.
Cọc tiếp địa phải được đóng sâu xuống đất tới độ sau quy định bởi thiết kế. Đất phải liền thổ và chèn chặt lên toàn bộ chiều dài của điện cực đất. Khi chọn vị trí đóng điện cực đất, phải chọn nơi sẵn có độ ẩm cao nhất nếu điều kiện thực tế cho phép.
Độ sâu lắp đặt điện cực đất thanh hoặc ống kim loại dạng cọc nhọn do thiết kế quy định nhưng nên ở trong khoảng từ 0,5 m đến 1,2 m tính từ đỉnh cọc đến mặt đất liền thổ. Cần chọn độ sâu lắp đặt điện cực lớn khi điện trở suất của đất giảm theo độ sâu.
Chiều dài của cọc tiếp địa do thiết kế quay định nhưng nên ở trong khoảng 2,5m đến 3m. Cho phép hàn nối nhằm tăng chiều dài của điện cực trong trường hợp điện cực đất cần có chiều dài lớn hơn 3m. Miễn là không suy giảm tính liên tục về điện và về cơ của điện cực.
Trừ khi có quy định khác, cọc tiếp đất đóng thẳng hoặc nghiêng thuộc hệ thống nối đất của một phân xưởng phải đóng cách nhau không quá 20 mét và nối với nhau bằng các đoạn điện cực đất nằm ngang để hình thành một mạch vòng điện cực bao quanh phân xưởng đó.
Khi đóng cọc tiếp địa xuống đất, phải sử dụng chụp đầu cực chuyên dùng để không làm hỏng đầu trên của điện cực. Trong trường hợp đất quá cứng, cho phép sử dụng khoan mồi có đường kính mũi khoan nhỏ hơn đường kính của cọc tiếp địa sao cho khi đóng điện cực đó xuống lỗ khoan, các lớp đất phải chèn chặt lên toàn bộ chiều dài của nó.
Dây nối giữa các cọc tiếp địa phải có tiết diện không nhỏ hơn tiết diện của dây nối đất chính.
>>> Xem thêm Video: Cọc tiếp địa Ramratna được sử dụng trong thi công bãi tiếp địa cho hệ thống chống sét đạt chuẩn