Giếng tiếp địa là những giếng có độ sâu từ (7-15m), đường kính (20-50cm) được khoan bằng máy hoặc thủ công dưới lòng đất.
Giếng có chiều sâu và bề rộng xuyên suốt dọc thân giếng. Mục đích để đảm bảo không bị chèn, lấp bởi cát sạt.
Tại sao cần khoan giếng tiếp địa?
Lý do bạn nên khoan giếng tiếp địa là gì? Giếng tiếp địa cần thiết khi thi công lắp đặt chống sét trực tiếp hoặc thi công tiếp địa chống sét lan truyền với điều kiện địa chất không đạt yêu cầu:
Nền đá
Đất đá ong
Đất cát
Cuội sỏi
Nền đất quá sâu mới chạm mực nước ngầm…
Do diện tích của bãi tiếp địa không đủ để thực hiện đóng các cọc tiếp địa với khoảng cách theo tiêu chuẩn.
Với các điều kiện đã nêu trên, việc khoan giếng là rất cần thiết. Giếng tiếp địa với chiều sâu phù hợp sẽ đảm bảo cho cọc tiếp địa có thể tiếp xúc mực nước ngầm. Từ đó đảm bảo khả năng thoát sét tối ưu.
Cần khoan ít nhất 3 giếng tiếp địa, chiều sâu (7-15m) kết hợp cọc tiếp địa sử dụng làm bãi tiếp địa chống sét
Các bước thi công khoan giếng tiếp địa là gì?
Bước 1: Xác định số lượng giếng, chiều sâu giếng tiếp địa theo điều kiện địa chất
Bước 2: Xác định vị trí khoan giếng, đào rãnh sâu 50cm và bắt đầu đánh dấu vị trí khoan. Cần lựa chọn vị trí giếng có thể đặt máy khoan giếng).
Bước 3: Đặt máy, khoan giếng tiếp địa tới chiều sâu xác định theo thiết kế. Trong trường hợp gặp đá ngầm không thể khoan mà chưa tới vị trí đạt yêu cầu theo thiết kế cần lựa chọn vị trí đặt máy và khoan giếng mới
Bước 4: Thả cọc tiếp địa ( được nối với cáp đồng trần ) hoặc băng đồng trần xuống giếng tiếp địa ( Sử dụng Mối hàn hóa nhiệt hoặc kẹp tiếp địa để liên kết cọc tiếp địa với cáp đồng trần hoặc băng đồng )
Bước 5: Rải gem hóa chất giảm điện trở xuống giếng để nền địa chất ổn định, liên kết dây giữa các giếng tiếp địa qua rãnh đào trước
Bước 6: Đo kiểm tra điện trở bãi tiếp địa, nếu đạt yêu cầu tiếp hành hoàn lấp trả mặt bằng, chưa đạt yêu cầu cần có biện pháp xử lý ( thêm giếng, thêm gem hóa chất …)
Các bước lắp đặt hệ thống tiếp địa chống sét
Bước 1: Đào rãnh, hố hoặc khoan giếng tiếp đất.
Bước 2: Chôn các điện cực xuống đất.
Bước 3: Hoàn trả mặt bằng hệ thống tiếp đất
Bước 1: Đào rãnh, hố hoặc khoan giếng tiếp đất.
Xác định vị trí làm hệ thống tiếp đất. Kiểm tra cẩn thận trước khi đào để tránh các công trình ngầm khác như cáp ngầm hay hệ thống ống nước.
Đào rãnh sâu từ 600mm đến 800mm, rộng từ 300mm đến 500mm có chiều dài và hình dạng theo bản vẽ thiết kế hoặc mặt bằng thực tế thi công.
Đối với những nơi có mặt bằng thi công hạn chế hoặc những vùng đất có điện trở suất đất cao thì phải áp dụng phương pháp khoan giếng, đường kính giếng khoan từ 50mm đến 80mm, sâu từ 20m đến 40m tùy theo độ sâu của mạch nước ngầm.
Bước 2: Chôn các điện cực xuống đất.
Đóng cọc tiếp địa tại những nơi qui định sao cho khoảng cách giữa các cọc bằng 2 lần độ dài cọc đóng xuống đất. Tuy nhiên, ở những nơi có diện tích làm hệ thống đất giới hạn thì có thể đóng các cọc với khoảng cách ngắn hơn (nhưng không được ngắn hơn 1 lần chiều dài cọc).
Đóng cọc sâu đến khi đỉnh cọc cách đáy rãnh từ 100mm đến 150mm. Riêng cọc đất trung tâm được đóng cạn hơn so với các cọc khác, sao cho đỉnh cọc cách mặt đất từ 150 ~ 250mm để khi lắp đặt hố kiểm tra điện trở đất thì đỉnh cọc sẽ nằm bên trong hố.
Hóa chất giảm điện trở đất sẽ hút ẩm tạo thành dạng keo bao quanh lấy điện cực tăng bề mặt tiếp xúc giữa điện cực và đất giúp giảm điện trở đất và bảo vệ hệ thống tiếp đất.
Đổ hoá chất làm giảm điện trở đất dọc theo cáp đồng trần hoặc trước khi đóng cọc hãy đào sâu tại vị trí cọc có hố đường kính từ 200mm đến 300mm sâu 500mm tính từ đáy rãnh và hóa chất sẽ được đổ vào những hố này.
Rãi cáp đồng trần dọc theo các rãnh đã đào để liên kết với các cọc đã đóng. Hàn hóa nhiệt Goldweld (tham khảo ở phần hướng dẫn hàn Goldweld) để liên kết các cọc với cáp đồng trần.
Trong trường hợp khoan giếng, cọc tiếp đất sẽ được liên kết thẳng với cáp để thả sâu xuống đáy giếng. Đổ hóa chất làm giảm điện trở đất xuống giếng, đồng thời đổ nước xuống để toàn bộ hóa chất có thể lắng sâu xuống đáy giếng.
Dây dẫn sét trực tiếp từ kim thu sét hoặc cáp tiếp đất từ bản đồng tiếp đất chính sẽ được liên kết vào hệ thống đất tại vị trí cọc trung tâm (vị trí hố kiểm tra điện trở đất).
Bước 3: Hoàn trả mặt bằng hệ thống tiếp đất
Lắp đặt hố kiểm tra điện trở đất tại vị trí cọc trung tâm sao cho mặt hố ngang với mặt đất.
Kiểm tra thử lại lần cuối các mối hàn và thu dọn dụng cụ.
Sau đó lấp đất vào các hố và rãnh, nện chặt và hoàn trả mặt bằng.
Đo điện trở tiếp đất của hệ thống, giá trị điện trở cho phép là < 10 W, nếu lớn hơn giá trị này thì phải đóng thêm cọc, xử lý thêm hóa chất giảm điện trở đất hoặc khoan giếng để giảm tới giá trị cho phép.
Công trình của bạn đã được khoan giếng tiếp địa và lắp đặt cọc chống sét hay chưa?
Nếu chưa hãy liên hệ ngay với CHONGSET.VN để được các chuyên gia của chúng tôi tư vấn lắp đặt hệ thống chống sét đúng tiêu chuẩn đảm bảo an toàn cho gia đình và nhà xưởng của bạn.
Liên hệ ngay:
Địa chỉ: Km14, Quốc lộ 1A, Đường Ngọc Hồi, Huyện Thanh Trì, Hà Nội, Việt Nam
Ổ cắm điện chống sét không phải là một thiết bị xa lạ tại nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam thì nó vẫn chưa thực sự phổ biến. Chủ yếu do vấn đề giá cả và thói quen của người dùng.
Tuổi thọ, cổng USB, khả năng nâng cấp… là những thứ mà người dùng cần nắm rõ trước khi mua ổ cắm điện chống sét.
Sự phong phú về thương hiệu, tính năng và giá cả hiện cũng khiến cho nhiều người cảm thấy bối rối khi lựa chọn. Làm sao để tôi có thể chọn được một chiếc ổ cắm chống sét chất lượng và phù hợp nhu cầu?
Ổ cắm chống sét và lưu ý không nên bỏ qua
Không phải tất cả ổ cắm nào có công tắc đều là ổ cắm chống sét?
Ổ cắm điện thông thường được trang bị công tắc khiến. Điều này nhiều người lầm tưởng rằng chúng có tính năng chống sét. Tuy nhiên, Ổ cắm điện chống sét (Surge Protector)thường có giá đắt hơn ổ cắm thường vài lần. Sản phẩm này được tích hợp mạch chống sốc điện để chống lại những hiện tượng đột biến về điện năng.
Không phải tất cả ổ cắm nào có công tắc đều là ổ cắm chống sét?
Tuổi thọ của cầu hết các thiết bị dân dụng đều được đo bằng thời gian. Tuy nhiên tuổi thọ của ổ cắm chống sét thường được đo bằng đơn vị năng lượng Jun (hay Joule, J).
Cơ bản mà nói, ổ cắm càng nhiều “Jun” thì có tuổi thọ càng cao. Ví dụ một ổ cắm chống sét có khả năng bảo vệ ở mức 1000J có thể chống được 10 cú sốc điện 100J / một lần sốc điện 1000J.
Tuổi thọ của ổ cắm chống sét được đo thế nào?
Nhu cầu sử dụng luôn phát sinh
Mọi người luôn có thói quen chọn ổ cắm có số lỗ cắm vừa với nhu cầu. Tuy nhiên, nhu cầu sẽ luôn phát sinh và bạn cần chọn một ổ cắm chống sét có nhiều lỗ cắm hơn hiện tại.
Nhu cầu sử dụng luôn phát sinh
Nếu bạn có 4 thiết bị cần bảo vệ thì nên chọn một chiếc ổ cắm có 6 lỗ. Tốt hơn hết là 8 lỗ để đề phòng những phát sinh chắc chắn sẽ xảy ra ở trong tương lai.
Sét có thể lan truyền qua bất kỳ đâu?
Một số người nghĩ rằng sốc điện do sét chỉ lan truyền qua đường điện dân dụng và chỉ cần chống sét như vậy là đủ. Tuy nhiên, nên nhớ là sét có thể lan truyền qua bất kỳ đường dây nào. Điều này nghĩa là sét có trể truyền kể cả đường truyền internet hay đường dây tín hiệu truyền hình.
Sét có thể lan truyền qua bất kỳ đâu?
Vì vậy, tính năng chống sét lan truyền còn được trang bị cho một số thiết bị khác như: Dùng module chống sét cho mạng LAN hay điện thoại bàn. Nếu khu vực bạn sống có nguy cơ sét đánh cao thì đây là những thiết bị cần chú ý.
Phích cắm chống sét có cần thiết?
Bạn muốn trang bị tính năng chống sét cho ổ cắm ở nhà? Cách đơn giản nhất là thay thế phích cắm của nó bằng một phích cắm chống sét.
Phích cắm chống sét có cần thiết?
Có nên dùng ổ cắm chống sét tích hợp cổng USB?
Một số ổ cắm chống sét còn tích hợp thêm cổng USB. Mục đích để bạn sạc pin cho các thiết bị di động. Tuy nhiên, nến nhớ là các cổng USB hiện có 2 loại với cường độ dòng điện 1Amp hoặc 2Amp.
Có nên dùng ổ cắm chống sét tích hợp cổng USB?
Loại 1Amp sẽ phù hợp với điện thoại.
Còn loại 2Amp phù hợp với máy tính bảng.
Nếu bạn sử dụng loại 2Amp cho điện thoại thì pin sẽ nhanh chai. Nếu sử dụng loại 1Amp cho máy tính bảng thì thời gian sạc sẽ lâu hơn.
Thay thế ổ cắm chống sét có là giải pháp chống sét triệt để?
Ổ cắm chống sét không thể sử dụng mãi mãi do tuổi thọ của chúng phụ thuộc vào số Jun mà nhà sản xuất hỗ trợ. Một số ổ cắm chống sét còn có đèn báo hoặc âm thanh cảnh báo khi mạch bảo vệ không còn tác dụng.
Thay thế ổ cắm chống sét có là giải pháp chống sét triệt để?
Tốt nhất là bạn thường xuyên kiểm tra và đảm bảo rằng mạch chống sét bên trong vẫn còn hoạt động. Hãy đảm bảo vì bạn cần bảo vệ các thiết bị điện đắt tiền khác.
Ngoài ra đối với các công trình, văn phòng, xưởng và công ty nơi tập trung nhiều người và tài sản cần đảm bảo việc chống sét lan truyền và chống sét trực tiếp. Khuyến khích lắp đặt chống sét cho gia đình để đảm bảo an toàn cho người và của.
Tổng kết
Hy vọng các kiến thức mà CHONGSET.VN chia sẻ đến độc giả có thể giúp ích trong thi công chống sét cho nhà ở và công trình.
Tại Việt Nam hiện nay có hai phương pháp chính được sử dụng để liên kết các cọc trong cùng một hệ thống tiếp địa đó chính là dây dẫn và đồng thanh cái (thanh đồng tiếp địa). Trong đó, các liên kết bằng dây được sử dụng nhiều hơn trong các công trình vừa và nhỏ còn liên kết bằng thanh đồng, băng thép thì lại được sử dụng nhiều hơn ở các công trình lớn. Vậy thanh đồng tiếp địa là gì? Các ưu điểm mà nó mang lại cho công trình ra sao? Cùng Chongset.vn tìm hiểu nhé!
Ưu điểm của thanh đồng tiếp địa so với dây dẫn đồng là gì?
Ưu điểm của dây đồng tiếp địa là linh hoạt hơn, mềm dẻo hơn nên dễ uốn và đi dây hơn. Ngoài ra, phương pháp nối dây với cọc tiếp địa cũng khá đơn giản và dễ xử lý hơn.
Thanh đồng tiếp địa là gì? Cách sản xuất ra sao?
Còn thanh đồng, băng thép tiếp địa thì lại chiếm ưu thế hơn nếu xét về mặt hiệu quả chống sét. Với kích thước lớn, bản rộng, quá trình truyền sét qua những thanh kim loại này là nhanh và mạnh hơn so với tiết diện nhỏ của dây. Mặt khác, độ bền của những đồng thanh cái này cũng ở mức cao hơn so với các loại dây tiếp địa thông thường (dây một lõi) trong thi công chống sét trọn gói.
Hãy cùng Chongset.vn chúng tôi tìm hiểu về đồng thanh cái ngay sau đây.
Thanh đồng tiếp địa là gì?
Thanh tiếp địa là thanh kim loại có khả năng truyền điện tốt như: đồng, nhôm, thép, được cán mỏng và kẻo dài. Trong đó, thanh đồng nối đất là loại phổ biến nhất, và được dùng nhiều hơn cả. Các chất liệu nhôm và thép chỉ xuất hiện trong các công trình đặc thù.
Ở các công trình nhỏ, người ta sử dụng dây đồng để nối tiếp địa. Ưu thế của dây là linh hoạt hơn, mềm dẻo hơn nên dễ uốn và đi dây hơn. Còn ở công trình lớn, người ta lại ưu tiên sử dụng thanh đồng và băng đồng hơn:
Với kích thước lớn, bản rộng, quá trình truyền sét qua những thanh kim loại này là nhanh và mạnh hơn so với tiết diện nhỏ của dây.
Mặt khác, độ bền của những thanh cái này cũng cao hơn so với các loại dây tiếp địa thông thường.
Các loại thanh đồng tiếp địa thường dùng làm gì?
Có hai loại chất liệu được sử dụng làm những thanh cái này là đồng và thép. Bản thân đồng đã có khả năng dẫn sét dẫn điện tốt nên chất lượng của dòng sản phẩm băng đồng tiếp địa phụ thuộc trực tiếp vào hàm lượng đồng có trong từng thanh cái đồng. Còn đối với sản phẩm từ thép thì người ta tiến hành gia công và thêm một lớp mạ phía bên ngoài, chủ yếu là mạ kẽm.
Với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mạnh mẽ, bản thân Việt Nam cũng đã sản xuất được cả hai loại sản phẩm kể trên. Ngoài ra, trên thị trường cũng có các mặt hàng ngoại nhập khác từ Thái Lan, Malaysia và Ấn Độ.
Quy cách sản xuất các loại thanh đồng tiếp địa ra sao?
Thanh cái dùng trong chống sét là nhưng thanh kim loại được cán mỏng, dẹt. Chúng có độ dầy và rộng tương đối lớn. Quy cách thường thấy của dòng sản phẩm này là 25x3mm, 30x3mm, 40x4mm.
Chiều dài sản phẩm không giới hạn. Nó phụ thuộc vào yêu cầu thiết kế. Có hai kiểu đóng gói thường thấy là dạng cuộn và dạng thanh thẳng. Đối với những vật liệu tiếp địa nhỏ đặc biệt là băng đồng vốn có độ dẻo và dễ uốn.
Người ta sản xuất ở dạng cuộn nhiều hơn. Còn dạng thanh thẳng thì phần lớn là những đối tượng khó uốn, dễ cong gẫy khi uốn hơn. Rõ ràng là băng đồng bằng thép dạng cuộn tiện lợi hơn trong lắp đặt và vận chuyển nhưng lại bé hơn, dẫn sét kém hơn so với các loại thanh thẳng.
Kẹp tiếp địa là thiết bị trung gian, có tác dụng kết nối và cố định các vật tư tiếp địa khác như: dây, cọc và băng đồng.
Kẹp tiếp địa là gì? Công dụng của kẹp là gì?
Về bản chất, kẹp tiếp địa là các miếng kim loại được ghép lại bằng ốc đồng chất, có khe hoặc rãnh để luồn các thiết bị kể trên. Các chất liệu của kẹp tiếp địa thông dụng là đồng, inox hoặc thép mạ kẽm.
So với các phương pháp kết nối khác (ví dụ như hàn hóa nhiệt), cách thức này yêu cầu:
Mức chi phí thấp hơn
Thời gian thi công cũng nhanh chóng và đơn giản hơn.
Do vậy khả năng đảm bảo truyền điện cho mối hàn có thể không đảm bảo bằng hàn hóa nhiệt
Có các phân loại kẹp tiếp địa là gì?
Kẹp tiếp địa quả tram
Kẹp tiếp địa chữ U
Kẹp tiếp địa chữ C
Kẹp tiếp địa băng đồng
Kẹp tiếp địa 4 ngã
Kẹp tiếp địa quả tram là gì?
Kẹp tiếp địa quả trảm là loại kẹp tạo thành từ một bulong cỡ lớn và một khuôn hình nhẫn. Có tác dụng liên kết cọc tiếp địa và dây tiếp địa cỡ nhỏ.
Kẹp tiếp địa chữ U là gì?
Kẹp tiếp địa chữ U là kẹp tạo thành từ một khuôn chữ U và 2 lá đồng nhỏ. Có tác dụng liên kết cọc tiếp địa và dây tiếp địa cỡ lớn hoặc băng đồng. Đối với những vật tư siêu lớn, nhà sản xuất khuyến khích khách hàng sử dụng loại kẹp chữ U 4 chân thay vì 2 chân.
Kẹp tiếp địa chữ C là gì?
Kẹp tiếp địa chữ C là một khuôn chữ C bằng đồng đỏ đặc, có tác dụng liên kết hai đoạn dây tiếp địa lại với nhau.
Kẹp tiếp địa băng đồng là gì?
Kẹp tiếp địa chữ C là 2 miếng đồng dẹt, có tác dụng liên kết 2 đoạn băng đồng lại với nhau.
Kẹp tiếp địa 4 ngã là gì?
Kẹp tiếp địa 4 ngã là loại kẹp đồng chuyên dụng, để liên kết nhiều đoạn băng đồng hoặc dây tiếp địa lại với nhau.
Công dụng của kẹp tiếp địa là gì?
Kẹp tiếp địa hay còn gọi là Ốc siết cáp đồng có tác dụng siết nối cáp đồng với cọc tiếp địa. Có bao nhiêu cọc tiếp địa thì sẽ cần bấy nhiêu kẹp (ốc xiết cáp đồng).
Khi làm bãi tiếp đất, sẽ có các cọc đồng nối với dây tiếp đất. Có thể sử dụng phương pháp hàn hóa nhiệt hoặc sử dụng ốc xiết cáp (kẹp cáp) để kết nối cọc đồng với dây. Sét sẽ thoát từ kim chống sét xuống dây tiếp địa rồi xuống cọc tiếp địa.
Tổng kết
Dù chỉ là vật tư phụ nhưng kẹp đóng vai trò rất quan trọng trong chống sét, chống sét lan truyền. Nó yêu cầu phải siết ốc hoặc kẹp cáp thật chặt khi cọc đã đóng xuống phía dưới đất. Vì nằm ở dưới đất, đóng vai trò kết nối, kẹp thường được làm từ đồng vàng đảm bảo độ bền, không han gỉ.
Lưu ý: khả năng đảm bảo truyền điện cho mối hàn có thể không đảm bảo bằng hàn hóa nhiệt. Tổng kết về những câu hỏi thường gặp về kẹp tiếp địa là gì?
Điện trở suất của đất là điện trở của một khối đất lập phương bằng 1m3, với dòng điện chảy từ một mặt của khối đất này sang mặt đối diện.
Điện trở suất của đất là gì?
Đất là vật thể xốp có tính mao dẫn, bao gồm các thành phần ở thể rắn, thể lỏng và thể khí.
Phần thể rắn: gồm một số lượng lớn các hạt nhỏ bé của các khoáng chất khác nhau. Thường có đường kính từ 0,1 mm đến 3 mm và các cấu thành hữu cơ vi động và thực vật.
Phần thể lỏng (dung dịch đất): đây là nước với các chất chứa trong các phần thể rắn và khí của đất hoà tan trong nước.
Phần thể khí: chủ yếu là khí ôxy, nitơ, cacbon dioxyd lấp đầy các lỗ của đất đá.
Các dung dịch đất là bộ phận dẫn điện chính ở trong đất. Các hạt cứng của đất (khoáng chất) dẫn điện rất yếu.
Trong dung dịch đất do ảnh hưởng của điện trường làm dịch chuyển các ion. Tạo nên hiện tượng dẫn điện của đất. Nồng độ ion trong dung dịch đất càng cao độ dẫn điện của đất càng lớn.
Trị số nghịch đảo của Độ dẫn điện của đất là Điện trở đất
Độ dẫn điện đối với một đơn vị thể tích (cm3 hoặc m3) của đất gọi là độ dẫn suất của đất. Thường được ký hiệu bằng chữ cái Hilạp là Xíchma-1/Ohm.m . Điện trở của một đơn vị thể tích đất là điện trở suất của đất và được ký hiệu bằng chữ cái Hilạp ρ (Rho).
Điện trở suất của đất là điện trở của một khối đất lập phương bằng 1m3, đối với dòng điện chảy từ một mặt của khối đất này sang mặt đối diện. Điện trở suất của đất có đơn vị là Ωm.
Điện trở suất của đất và hệ thống tiếp địa
Điện trở suất với mọi đất đá ở một nhiệt độ nào đó sẽ giảm khi độ ẩm tăng. Cũng hệt như vậy điện trở suất của đất ở một độ ẩm nào đó cũng giảm khi nhiệt độ tăng.
Điều kiện khí quyển và khí hậu thay đổi trong năm nên độ ẩm trong đất và nhiệt độ của nó thay đổi làm thay đổi điện trở suất của đất. Sự dao động điện trở suất đất chủ yếu đối với các lớp đất phân bố càng gần với bề mặt đất.
Lưu ý
Điện trở suất của đất ở độ sâu từ 1 đến 3 mét có trị số thay đổi theo thời gian trong năm. Tuy nhiên chênh lệch giá trị điện trở suất của đất từ cực tiểu đến cực đại không quá 2 lần. Điện trở suất của các lớp đất bố trí ở độ sâu lớn hơn 5m. Hầu như không thay đổi về trị số theo thời gian trong năm.
Do đó, để nhận được tiếp đất có trị số điện trở ổn định ở thời điểm bất kỳ trong năm thì ta nên thực hiện 1 trong 2 cách sau:
Cách 1: Bố trí cọc tiếp địa hoặc ở lớp đất có độ sâu từ 1m đến 5m. Có sự hiệu chỉnh của hệ số mùa trong năm.
Cách 2: Hoặc bố trí ở lớp đất sâu từ 5m đến 30m. Ở độ sau này hầu như không có sự thay đổi điện trở suất của đất theo mùa.
Cách tính điện trở suất của đất
Khi bố trí tiếp địa ở độ sâu 2-5 m, trị số điện trở suất đo được bằng máy đo sẽ nhân với hệ số hiệu chỉnh K (xem bảng 1) phù hợp với điều kiện đo. Từ đó đưa ra trị số điện trở suất của đất có khả năng lớn nhất trong thơì gian làm việc của hệ thống tiếp đất. Trị số điện trở suất tính toán của đất (ρtt) được xác định theo công thức:
ρtt = ρdo K
Trong đó:
ρdo là trị số điện trở suất của đất đo được trên diện tích bố trí hệ thống tiếp đất
K là hệ số điều chỉnh
Lưu ý khi tính điện trở xuất đất
Khi lựa chọn trị số K, nên căn cứ vào các số liệu khí tượng làm ảnh hưởng đến trị số điện trở suất của đất như là lượng mưa trung bình v.v
Khi thiết kế hệ thống tiếp địa, cần bảo đảm trị số điện trở tiếp đất không vượt quá trị số yêu cầu ở bất kỳ một thời điểm nào trong năm. Sự dao động trị số điện trở tiếp đất ở độ sâu từ 1 đến 3m thường là không trùng nhau giữa năm này và năm trước. Thêm vào đó đối với mỗi vùng khác nhau có các số liệu khí hậu và khí tượng khác nhau. Thậm chí ngay cùng loại đất điện trở suất của đất thay đổi khác nhau theo thời gian trong năm.
Do đó, ta cần biết các số liệu thực nghiệm về sự dao động trị số điện trở suất theo mùa trong nhiều năm thì thiết kế hệ thống tiếp đất mới chuẩn xác.
Phương pháp đo điện trở suất của đất
Điện trở suất đất là một tham số rất quan trọng. Phải được quan tâm xem xét. Điện trở của đất có ảnh hưởng đến quá trình lan truyền dòng điện trong đất. Ngoài ra còn có:
Quá trình tính toán tiếp đất chống sét
Tiếp đất an toàn
Cân bằng điện thế tại các nhà máy điện hoặc trạm biến áp điện
Tính toán các loại tiếp đất cho các công trình viễn thông, truyền hình .v.v.
Trị số điện trở tiếp đất tỉ lệ thuận với điện trở suất của đất ρ bao xung quanh cọc tiếp địa.
Để xác định điện trở suất của đất, người ta phải áp dụng các phép đo thích hợp.
Phân loại phương pháp đo điện trở suất của đất như thế nào?
Đo điện trở suất của đất trên cơ bản là thăm dò điện cực thẳng đứng theo hai mạch:
Mạch Wenner
Mạch Schlumberger
Đa số các trường hợp trong thực tế thường gặp là đất có kết cấu hai lớp.
Lớp trên có chiều dày h và điện trở suất ρ1.
Lớp dưới có điện trở suất ρ2 .
Để xác định các tham số ρ1, ρ 2 và h người ta đã dùng phương pháp phổ biến: Thăm dò điện thẳng đứng mà thực chất là chọn một tâm thăm dò O.
Sau đó bằng phương pháp bốn điện cực tiến hành đo một loạt điện trở suất của đất với khoảng cách giữa các điện cực khác nhau.
Theo các số liệu đo được, xây dựng đường cong chỉ sự phụ thuộc điện trở suất của đất vào khoảng cách và so sánh với đường chuẩn (theo tấm mẫu).
Sự so sánh cho phép xác định gần đúng kết cấu đất và trị số điện trở suất của các lớp đất.
Phương pháp đo điện trở suất của đất, thăm dò Wenner
Các điện cực A, B, M, N được bố trí đối xứng với tâm thăm dò (tâm đo) O. Khi đó các điện cực phía ngoài A, B là các điện cực dòng. Còn các điện cực phía trong M, N là các điện cực điện thế.
Cho mỗi lần đo, tất cả các điện cực kéo giãn dần ra và bảo đảm đối xứng với tâm thăm dò O.
Phép đo đầu tiên được tiến hành với khoảng cách AB = 1,5 m (khoảng cách giữa các điện cực liền kề nhau a = 0,5 m).
Phép đo thứ hai với AB = 2,1 m (a = 0,7 m).
Để nhận đựơc bản đồ đầy đủ đo điện trở suất của đất, người ta khuyến nghị tiến hành một loạt các phép đo với khoảng cách giữa các điện cực ngoài cùng (AB) và khoảng cách giữa các điện cực liên tiếp (a) như trình bày trong bảng 2.
Tuỳ theo việc tăng khoảng cách giữa các điện cực AB chỉ thị của máy đo sẽ giảm. Quá trình đo cần phải tiếp tục cho đến khi mà đạt tới giới hạn dưới của thang máy đo điện trở đất. Tuyệt đại đa số các trường hợp đo được kết thúc khi AB = (90-120) m.
Đo điện trở suất của đất theo phương pháp Schlumberger
Đo điện trở suất của đất theo phương pháp Schlumberger
Khi thăm dò theo Schlumberger cũng phải bảo đảm các điện cực đối xứng đối với tâm thăm dò. Chỉ kéo giãn các điện cực dòng A và B còn các điện cực điện thế vẫn giữ nguyên vị trí như cũ.
Mạch Schlumberger chỉ thị của máy đo sẽ giảm nhanh hơn so với đo theo mạch Wenner sau mỗi lần đo tiếp theo.
Trong kết quả đo giới hạn dưới của máy đo tiếp đất và điện trở suất sẽ đạt được với khoảng cách giữa các điện cực A và B nhỏ đáng kể.
Phương pháp đo điện trở suất của đất Schlumberger
Phương pháp đo điện trở suất của đất Schlumberger với khoảng cách nhỏ cho độ chính xác cao, vì vậy bắt đầu đo hợp lý là chọn phương pháp này.
Để đạt giới hạn dưới của thang đo, tiếp tục chuyển sang đo theo mạch Wenner bằng cách như sau:
Các điện cực dòng giữ nguyên ở vị trí cũ. Các điện cực thế được đưa ra xa với khoảng cách MN = AB/3. Cần tiến hành đo tiếp điện trở suất của đất.
Thông thường người ta chuyển sang đo theo mạch Wenner khi AB = (30 – 45) m.
Việc xác định điện trở suất biểu kiến được tiến hành theo công thức
Theo các số liệu đo nhận được, cần xây dựng đường cong sự phụ thuộc của điện trở suất biểu kiến vào l. Có nghĩa là PK = f(l ) = f(AB/2), trên giấy có hai trục theo tỉ lệ logarit.
Đồ thị hàm số PK = f(l )
Sau khi đồ thị được xây dựng, người ta mang đặt lên một tấm có các đường cong mẫu và dịch chuyển để sao cho đồ thị trùng vào với một đường cong mẫu hoặc nằm trong giới hạn của hai đường cong mẫu kề cận nhau.
Tấm mẫu
Sau khi đạt được sự trùng hợp người ta tiến hành xác định các tham số của đất có kết cấu hai lớp.
Xác định các tham số của đất có kết cấu hai lớp
Trục tung của tấm mẫu cắt trục hoành của đường cong thăm dò điện thẳng đứng tại chiều dầy của lớp đất trên h, còn trục hoành của tấm mẫu cắt trục tung của đường cong thăm dò điện thẳng đứng tại giá trị điện trở suất của lớp đất trên ρ1.
Giá trị điện trở suất ρ2 được xác định theo đoạn nằm ngang ở cuối đường cong thăm dò điện thẳng đứng, vì rằng khi l lớn điện trở suất biểu kiến sẽ tiệm cận với điện trở suất của lớp dưới (ρK-> ρ2).
Hình dưới là ví dụ xác định các tham số ρ1, ρ2 và h
Trong ví dụ này ρ1 = 200 Ωm, ρ2 = 45 Ωm và h = 2,4 m.
Xác định các tham số của đất có kết cấu hai lớp. Xác định theo đường cong thăm dò điện thẳng đứng (đường liền nét) PK = f (l) ) và các trục toạ độ của nó nhờ đường cong tấm mẫu (đường chấm chấm).
Trong những trường hợp phổ biến đường cong thăm dò điện thẳng đứng trùng hoàn toàn với tấm mẫu của đất có kết cấu hai lớp, tuy nhiên trong vài trường hợp đường cong thăm dò điện thẳng đứng có thể khác với tấm mẫu hai lớp. Khi đó xảy ra hai trường hợp đặc trưng.
Trường hợp thứ nhất
Đoạn nằm ngang ở cuối đường cong thăm dò trùng với đường cong tấm mẫu. Có nghĩa là ở độ sâu lớn đất đồng nhất, còn ở lớp trên đất có kết cấu phức tạp hơn. Ví dụ được chỉ ra trên hình với
h = 1,0 m
ρ1 = 150 Ωm
ρ2 = 42 Ωm
Xác định các tham số của đất theo đường cong thăm dò điện thẳng đứng. Có hình dạng khác với tấm mẫu. Đường cong thăm dò điện thẳng đứng được biểu diễn bởi đường liền nét, đường không liền nét là đường cong tấm mẫu.
Trường hợp thứ hai
Khi lớp trên có độ dẫn tốt với độ dầy h > 5 m
Đường cong thăm dò điện thẳng đứng có thể không nhận được đầy đủ
Không có đoạn nằm ngang ở nhánh dưới
Theo đường cong thăm dò như vậy ta chỉ có thể xác định hai tham số là ρ1 , h. Trong ví dụ này h = 7,0 m, ρ1 = 1200 Ωm. Một cách tương đối ta có thể nói rằng ρ2 có trị số không lớn hơn 50 Ωm.
Xác định tham số của đất theo đường cong thăm dò điện thẳng đứng không có nhánh dưới. Đường liền nét là đường cong thăm dò điện thẳng đứng, đường không liền nét là đường cong tấm mẫu.
Theo quy trình đo điện trở suất của đất do Phòng địa vật lý – Tổng cục địa chất ban hành, việc đo được tiến hành trình tự theo các khoảng cách như quy định trong bảng dưới:
Chọn vị trí đo điện trở suất của đất
Để xác định điện trở suất của đất cho một vùng dự kiến trang bị hệ thống tiếp đất hình chữ nhật, người ta cần bố trí các mạch đo tại tối thiểu 5 điểm theo 5 hướng như minh họa.
Hy vọng qua bài viết này, ChongSet có thể cung cấp đến quý khách hàng những kiến thức cần thiết nhất về cách đo điện trở suất của đất.
Chống sét ống là loại chống sét khe hở có khe dập hồ quang. Đây là thiết bị chống sét dùng rất rộng rãi. Mục đích để bảo vệ đường dây điện chống quá điện áp do sét đánh vào đường dây gây nên. Nguyên tắc dập hồ quang ở chống sét ống là dùng chất sinh khí thổi tắt.
Chống sét ống là gì
Cấu tạo chống sét ống như thế nào?
Cấu tạo của chống sét ống là gì?
Hiện nay, chống sét ông có hai loại được dùng phổ biến là gì?
PT (dùng chất sinh khí là xenlulô)
PTB (chất sinh khí là thủy tinh hữu cơ)
Hình vẽ cấu tạo và cách mắc chống sét ống.
Với loại PTB dập hồ quang tốt hơn loại PT.
Chống sét ống gồm 1 ống làm bằng chất sinh khí (phip – bakêlit đối với PT hoặc thủy tinh hữu cơ đối với PTB).
Hai đầu có hai nắp 2 và 3 bằng kim loại.
Ở nắp 2 có bulông để bắt dây nối đất.
Bulông này nối tới cực điểm 4.
Ở nắp 3 có nắp báo hiệu 5.
Chông sét ông được mắc vào đường dây qua hai mỏ phóng điện 6 và 7. Từ đó tạo thành khe hở s2.
Đường dây vẫn cách điện yới đất nhờ hai khe hở:
Khe hở bên trong Si
Khe hở bên ngoài S2
Nguyên lý hoạt động của chống sét ống là gì?
Khi sét đánh vào đường dây, điện thế đối với đất tăng lên đột ngột, làm điện trường giữa hai khe hở mạnh lên đến giá trị cường độ chọc thủng. Tại đây gây ra sự phóng điện qua hai khe hở xuống đất.
Ngay lúc đó, năng lượng sét được tháo xuống đất và điện thế đường dây giảm nhanh đến trị số bình thường (bằng điện áp dây chia cho V3). Hồ quang sinh ra ở khe hở Si sẽ đốt nóng và làm cháy vỏ sinh khí. Áp suất trong ống tăng lên rất cao, có thể đạt tớt hàng trăm atmosphe.
Lúc này, nắp báo hiệu 5 bị bật ra, một luồng khí mạnh phụt qua miệng ống. Cuối cùng làm tắt hồ quang. Khi ấy ta nghe một tiếng nổ và thấy khói đỏ phụt ra. Nếu đi kiểm tra, phát hiện nắp tín hiệu đã bật ra thì ta biết chống sét ống đã tác động.
Các thông tin cần biết về quy trình hoạt động của chống sét ống là gì?
Thời gian làm việc (phóng điện và dập hề quang) của chống sét ống không quá 0,02 giây.
Các đại lượng cơ bản của chống sét ống là:
Điện áp làm việc
Dòng điện ngắn
Điện trở cách điện
Khe hở phóng điện
Hai đại lượng là điện áp làm việc và dòng điện ngắt ghi ở ký hiệu của chống sét. Chẳng hạn, chống sét mã hiệu PT 35/0,4 – 3 là chống sét ống loại ống phíp – bakêlit điện áp 35 KV. Dòng điện ngắt từ 0,4 đến 3 KA.
Điện trở cách điện của chổng sét ống được quy định như thế nào?
Điện trở cách điện của chổng sét ống được quy định như thế nào?
Chống sét ống có hai khe hở. Khe hở trong đã được tính toán và lắp đặt sẩn trong ống. Khe hở ngoài (S2) được chỉnh định trong quá trình lắp đặt. Khe hở S2 sẽ quyết định đặc tính điện áp và dòng điện phóng của chông sét. Chính vì thế nên phải bảo đảm đúng quy định.
Loại chống sét ống
Khoảng cách S2
PT-6
10 – 15 mm
PT-10
15 – 20 mm
PT – 35
20 – 25 mm
Điện trở cách điện của chổng sét ống được quy định như thế nào?
Các chú ý sử dụng chống sét ống là gì?
Đặc tính V-S chống sét ống
Nơi đặt chống sét phải có hệ thống tiếp địa đủ tốt. Mục đích để tản nhanh dòng điện và dập tắt điện áp dư.
Đặc tính (V-S) sẽ phụ thuộc vào khoảng cách khe hở S1, S2. Khoảng cách khe hở ngoài được chọn theo đặc tính (V-S) của thiết bị được bảo vệ. Khe hở hồ quang quyết định khả năng dập hồ quang của chống sét ống.
Để dập tắt hồ quang thì chất sinh khí trong ống phải sinh ra đủ khí để thổi hồ quang ra ngoài. Nó sẽ phụ thuộc vào giá trị dòng điện hồ quang > có giới hạn dòng điện
Thay đổi về S1, đường kính ống > thay đổi giới hạn dòng điện.
Khi chống sét làm việc nhiều lần > hao mòn chất sinh khí > lượng khí không đủ để dập tắt hồ quang đến một thời điểm sẽ mất tác dụng.
Các thiết bị và dây dẫn khác phải tránh phạm vi hồ quang thổi ra ngoài khi chống sét ống tác động.
Hiện nay nhà ở và văn phòng ghép bằng container rất được ưa chuộng. Vậy nhà ở và văn phòng container là gì? Cách chống sét cho nhà này ra sao?
Nhà container là gì?
Nhà container là dạng nhà ở được lắp ghép từ nhiều thùng container có sẵn. Thường có kích thước từ 20 feet đến 40 feet. Nhà container là sản phẩm được gia công hoàn thiện nhằm mục đích để ở hoặc kinh doanh làm nhà hàng, quán cà phê mini.
Cách nhiệt cho nhà ở và văn phòng ghép container – Ảnh sưu tầm
Tùy vào nhu cầu và quy mô, có thể thiết kế nhà container với nhiều phong cách và kiểu dáng khác nhau. Nhà cũng có đầy đủ các phòng: phòng ngủ, bếp, nhà vệ sinh… tương tự như nhà ở thông thường. Chính vì vậy, nhu cầu chống sét cho nhà container là không thể chối cãi.
Cơ sở kết cấu của nhà ở container và văn phòng là gì?
Phần thô của nhà ở container
Nội thất của nhà ở container
Phần thô của nhà ở container ra sao?
Đà cột container nguyên trạng vô cùng chắc chắn. Có vách thép dày, chịu tải tốt, có thể thiết kế chồng cao lên thành nhiều tầng. Sử dụng thùng container bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí phần xây dựng thô.
Mô hình nhà ở bằng container – Ảnh sưu tầm
Tường vách nhà container thường được gia cố thêm bằng các thanh sắt hộp và sắt V. Chúng được hàn trực tiếp vào thùng. Bề mặt tường có thể lắp ghép bằng nhiều các loại vật liệu khác nhau:
Tấm panel cách nhiệt
Thạch cao
Ván MDF
Tấm alu
Phổ biến nhất là ván xi măng cemboard 4mm hoặc 6mm
Ưu điểm của vật liệu ván xi măng cho nhà ở container là gì?
Ván xi măng thường có độ bền cao, chịu nước, khó gẫy, dễ sơn mới hoặc đổi màu cho nội thất và giá thành tốt. Khi bảo dưỡng loại tường bằng ván cemboard dễ thay thế. Có thể chọn được kích thước tấm thay và tiết kiệm nhiều thời gian.
Phần thô bên ngoài của nhà ở Container là gì?
Bên ngoài là phần quyết định lớn đến tính thẩm mỹ cho ngôi nhà container đẹp. Tole container là loại gợn sóng đều. Việc xử lý đòi hỏi cần có kỹ thuật và kinh nghiệm và dụng cụ chuyên dụng nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ và bền vững.
Phủ bên ngoài lớp tole container thường là 3 lớp sơn bao gồm:
Sơn chống sét
Sơn nền
Sơn bề mặt
Loại sơn thường dùng là sơn dầu. Nó có nhiều ưu điểm như chống sét tốt, dễ chùi rửa và lên tông màu đẹp.
Nội thất trong nhà container như thế nào?
Phần nội thất của nhà bằng container được cách nhiệt hiệu quả và bền vững bằng các loại vật liệu tốt. Nóc nhà được sơn 3 lớp cho lớp thép. Bên dưới sử dụng xốp dày kèm giấy bạc cách nhiệt. Nếu có điều kiện bạn sử dụng sợi thủy tinh có tác dụng cách nhiệt chống cháy. Ngoài cùng là ván xi mang cemboard.
Thiết kế ngoại thất và nội thất cho nhà ở và văn phòng container có khả thi? Ảnh sưu tầm
Phần này quyết định ở thi công tường vách và cách xử lý phần ghép nối các tấm vách. Để đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền cho tường vách cần lưu ý:
Điểm nối giữa các tấm ván cần phải xử lý tốt bằng vật liệu thích hợp. Bạn có thế trang trí thêm cho phần tường vách bằng bột trét hay các loại giấy dán tường.
Ở trong nhà bạn có thể trang trí và bố trí đồ đạc như tivi, tủ lạnh, máy giặt…giống ngôi nhà bình thường.
Lưu ý: Mặt bằng sàn của mỗi tầng nhà làm bằng thùng container không cần phải đổ bê tông. Bạn có thể lát gạch men trực tiếp lên phần sàn gỗ có sẵn của nhà container.
Ưu và nhược điểm của nhà Container là gì?
Đặc điểm thiết kế khung thép của nhà ở, văn phòng ghép khiến nhu cầu chống sét trở nên cần thiết – Ảnh sưu tầm
Kết nối các container làm nhà ở sẽ đem lại nhiều hiệu quả cho bạn. Chúng ngày càng được cải tiến khoa học và tiện nghi hơn để trở thành dạng nhà độc đáo, cá tính.
Ưu điểm của nhà container là gì?
Điểm nổi bật của nhà làm bằng container so với nhà bê tông, nhà gỗ gồm:
Nhà container là một khối sắt thép dày, cứng, chắc chắn và khỏe. Nhà có khả năng chống lại những va đập mạnh hay trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Thùng container nhập khẩu nguyên trạng nên nhà có độ bền rất cao so với các loại nhà khác.
Chi phí làm một căn nhà từ container hoàn chỉnh với 1 phòng ngủ, 1 phòng bếp và 1 nhà vệ sinh không cao lắm (dự đoán khoảng trên 100 triệu VNĐ).
Số lượng thùng container cần để làm nhà ít hay nhiều phụ thuộc vào diện tích và chi phí của từng chủ nhân.
Có thể xoay và chọn hướng cho ngôi nhà của mình để tạo không gian thoáng đãng và mát mẻ.
Ngoài ra còn có thể đặt nhà trên đồi, giữa rừng cây hay bên bờ biển ven hồ… Từ hướng chính bạn có thể thoải mái:
Ngắm bình minh; hoàng hôn vườn cây tươi tốt; hoa nở chim hót; đồi cỏ xanh mướt mà không bị chướng ngại vật che khuất.
Nhà bằng container có ánh sáng, thông gió và che gió rất tốt.
Nhược điểm của nhà làm bằng container là gì?
Kích thước nhỏ, chiều cao khiêm tốn. Sau khi lót gỗ và đóng trần thì chiều cao tối đa chỉ còn khoảng 2,4m là khá thấp.
Nếu không lắp máy lạnh thì vào mùa hè nhà container rất nóng do hấp thụ nhiệt cao.
Container dùng để thi công nhà ở là loại hết hạn sử dụng để đóng hàng nên chất lượng một số thùng đã xuống thấp. Đôi khi còn có nhiều chỗ rỉ sét, bóp méo và trầy xước do va quệ.
Thời gian sử dụng thực tế tại Việt Nam chỉ khoảng 10 năm. Lý do điều kiện thời tiết và khí hậu nóng ẩm khiến các vật liệu làm bằng sắt thép rất dễ bị ô xi hóa.
Các nhà ở bằng container có khả năng chống sét kém do làm bằng kim loại. Bạn nên lắp đặt chống sét cho nhà ở container để đảm bảo an toàn. Đặc biệt với tình hình thời tiết ở Việt Nam.
Container Văn Phòng là gì?
Bên trong của văn phòng ghép bằng container – Ảnh sưu tầm
Container Văn Phòng không chỉ có ở các công trường, các khu vực đất ven sông, các vùng kinh doanh tạm thời. Nó còn được rất nhiều đơn vị, công ty lựa chọn thiết kế làm trụ sở, văn phòng làm việc.
Container Văn Phòng ghép là tổ hợp lắp ghép của nhiều container. Thường được thiết kế, thi công và lắp đặt theo ý tưởng của khách hàng vì thế nên việc bố trí lắp đặt không bị hạn chế về kích thước, địa hình hay quy mô, chi phí.
Ưu điểm nổi trội của Container Văn Phòng ghép và nhà ở là gì?
Thời gian lắp ghép và xây dựng rất ngắn. Thời gian chỉ bằng 10% thời gian thi công của những văn phòng có diện tích tương đương được xây dựng bằng bê tông cốt thép.
Di chuyển đến địa điểm khác dễ dàng. Đơn vị công ty có thể dễ dàng mang cả hệ thống văn phòng theo nguyên vẹn.
Có thể sử dụng vật liệu cách nhiệt và chống thấm, chống ồn. Như hiện nay thì các biện pháp kỹ thuật ốp vật liệu vào bề mặt container đã giải quyết được vấn đề nóng, ẩm.
Bằng biện pháp nâng trần và mở vách, container văn phòng ghép mang đến cảm giác thông thoáng, tràn đầy năng lượng khi làm việc.
Đầy đủ tiện nghi như văn phòng xây dựng truyền thống.
Chống sét cho nhà ở container có quan trọng không?
Việc chống sét cho nhà ở Container và văn phòng ghép là rất cần thiết – Ảnh sưu tầm
Cần có hệ thống chống sét cho nhà Container, văn phòng trong những ngày mưa. Bởi đôi khi thời tiết ở Việt Nam có thể trở nên khắc nghiệt và ảnh hưởng đến con người, tài sản. Cách chống sét cho nhà ở container và văn phòng là gì?
Chống sét cho nhà container và văn phòng như thế nào?
Thiết lập nối đất chống sét đáp ứng các yêu cầu thiết kế và thông số kỹ thuật.
Điện trở nối đất cần được kiểm tra và đạt tiêu chuẩn. Khuyến khích lắp đặt hệ thống tiếp địa chống sét (cọc tiếp địa, hóa chất giảm điện trở chống sét,..)
Các thành phần thép nên được sơn tốt, không bị rỉ sét.
Các bu lông tiếp xúc phải được bảo vệ đúng cách
Các biện pháp chống ăn mòn trong môi trường ăn mòn mạnh đáp ứng các yêu cầu thiết kế
Xung quanh của phòng di chuyển phải được thoát nước trơn tru. Lưu ý không tích nước, không cho phép các mảnh vụn.
Tại sao nhà Container hay văn phòng ghép lại được ưa chuộng ở Việt Nam?
Nhà, văn phòng ghép container được làm bằng thép nhẹ làm khung xương, bảng sandwich làm vật liệu kèm theo. Không gian được kết hợp bởi loạt mô-đun tiêu chuẩn. Các thành phần được bắt vít, nên được lắp ráp và tháo rời một cách thuận tiện và nhanh chóng. Tiêu chuẩn hóa chung của các tòa nhà tạm thời được thực hiện. Nó đã thiết lập một khái niệm:
Thân thiện với môi trường
Tiết kiệm năng lượng và xây dựng nhanh
Cho phép nhà ở tạm thời tham gia vào một loạt các phát triển, sản xuất tích hợp
Cung ứng phù hợp, tồn kho và ứng dụng đa doanh thu.
Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi có thể giải thích được nhà ở, văn phòng ghép container là gì cũng như mức độ quan trọng và làm thế nào để chống sét cho nhà ở và văn phòng container đến quý khách.
Hàn hóa nhiệt là phương pháp sử dụng bột đồng, thuốc hàn hóa nhiệt nổ, kết hợp một số hợp chất khác trong một khuôn hàn hóa nhiệt, đưa nhiệt độ trong khuôn lên đến gần 3000 độ C.
Nguyên lý hóa học tỏa ra nhiệt lượng cao trong đó nhôm là chất khử. Quá trình hàn hóa nhiệt này dựa trên cơ sở nhiệt sinh ra từ phản ứng khử ôxit kim loại của nhôm như sau:
3CuO + 2Al → 3Cu + Al2O3 + Heat (Quá trình phản ứng với oxit đồng)
Nhiệt sinh ra rất lớn làm cho các kim loại thông dụng như sắt, đồng, nhôm… đều bị nóng chảy và trộn vào nhau thành một khối. Chính vì vậy gọi là mối hàn hóa nhiệt phân tử. Kiểu hàn này làm cho việc dẫn điện quá mối trở nên hiệu quả hơn, rất thích hợp cho hệ thống tiếp địa. Có rất nhiều nhà cung cấp sản phẩm để tạo ra mối hàn hóa nhiệt chất lượng như: Goldweld, Ultraweld, Cadweld, Techweld hoặc Thermoweld.
Tại sao nên dùng mối hàn hóa nhiệt?
Nhiều người thường thắc mắc tại sao không dùng phương pháp hàn hóa nhiệt thông thường để hàn cọc tiếp địa? Phương pháp hàn thông thường không thể đảm bảo tính bền vững, khả năng truyền điện,.. Ưu điểm của mối hàn hóa nhiệt là gì?
Các liên kết vĩnh cửu. Sẽ không có điểm nối nên nhìn thẩm mỹ hơn
Bạn có thể yên tâm rằng mối hàn không bị ăn mòn hay oxi hóa. Mối hàn đẹp và bền vĩnh cửu.
Hàn hóa nhiệt tạo nên các mối hàn truyền dẫn sét tốt. Không bị gia tăng điện trở theo thời gian. Đây là một ưu điểm cực kỳ quan trọng để đảm bảo việc hoạt động hiệu quả của hệ thống chống sét lan truyền.
Phương pháp hàn hóa nhiệt có thể liên kết với bất kỳ kiểu nối nào gồm: kiểu chữ U, chữ T, kiểu song song,…
Có bột mồi cực kỳ dễ bắt lửa. Đảm bảo an toàn và nhanh chóng
Giúp tiết kiệm chi phí cho người dùng
Mối hàn hóa nhiệt chất lượng yêu cầu những gì?
Để đảm bảo một mối hàn đẹp và đúng yêu cầu kỹ thuật khi thực hiện cần đảm bảo đầy đủ dụng cụ, thực hiện theo đúng quy trình
Bộ dụng cụ hàn hóa nhiệt chất lượng
Khuôn hàn hóa nhiệt
Thuốc hàn, thuốc mồi
Tay kẹp khuôn hàn hóa nhiệt
Đèn khò gas
Súng kích lửa
Khuôn tạo mối hàn hóa nhiệt
Có nhiều đơn vị cung cấp khuôn hàn hóa nhiệt chất lượng như: Goldweld, Cadweld, Kumwell, Apliweld, Leewelds, Furseweld,…. Tại sao bạn nên chọn khuôn hàn hóa nhiệt Goldweld?
Khuôn hàn hóa nhiệt Goldweld CR33 nối 4 ngả Cáp và 1 Cọc tạo mối hàn hóa nhiệt độc đáo, chắc chắn
Bộ sản phẩm hàn hóa nhiệt Goldweld tiết kiệm thời gian tối đa. Với đầy đủ các dụng cụ, thiết bị cần thiết, hàn hóa nhiệt Goldweld mang nhiều ưu điểm khác như:
Chất liệu: Graphite
Mối hàn bền đẹp
Mối hàn giúp truyền dẫn sét tốt, đảm bảo không bị gia tăng điện trở theo thời gian
Chất lượng mối hàn tốt, không bị ăn mòn, oxy hóa.
Độ bền cao, chịu được mức nhiệt lên đến 3000oC
Dễ dàng sử dụng với sự đang dạng các loại khuôn hàn hóa nhiệt khác nhau.
Tiết kiệm chi phí, ít hao thuốc mồi khi hàn.
An toàn, thi công nhanh chóng và đơn giản
Dùng trong hệ thống tiếp địa an toàn điện, chống sét.
Hàn nối các cọc tiếp địa, cọc tiếp địa – cáp đồng hoặc cáp đồng – cáp đồng,…
Hàn được nhiều lần (từ 70 lần trở lên)
Bảo hành: 12 tháng
Thuốc hàn cho mối hàn hóa nhiệt
Thuốc hàn khối lượng đa dạng, phù hợp cho từng loại mối hàn hóa nhiệt
Có nhiều đơn vị cung cấp thuốc hàn hóa nhiệt chất lượng như: Goldweld, Cadweld, Kumwell, Exoweld, Erico, Sunlight,…. Tuy nhiên tại sao bạn nên chọn thuốc hàn hóa nhiệt Goldweld?
Thuốc hàn hóa nhiệt GOLDWELD là vật tư chống sét do Việt Nam sản xuất dựa trên dây truyền đóng gói theo công nghệ tiên tiến nhất từ Nhật Bản.
Thuốc hàn hóa nhiệt GOLDWELD có nhiều chủng loại mối hàn từ 45g, 65g, 90g, 115g, 150g, 200g, 250g,… Tùy theo yêu cầu của từng mối hàn nên sử dụng trọng lượng phù hợp.
Tay kẹp khuôn hàn hoá nhiệt GOLDWELD
Phân loại đa dạng, phù hợp với từng loại khuôn hàn
Chắc chắn, cố định trong quá trình hàn
Dễ dàng sử dụng trong mọi trường hợp
Độ bền cao
Giá cả cạnh tranh, hợp lý
Hỗ trợ giao hàng nhanh tận nơi, đổi trả miễn phí nếu sản phẩm gặp lỗi kỹ thuật từ nhà sản xuất
Phụ kiện hàn hoá nhiệt GOLDWELD
Các phụ kiện cần thiết trong quá trình hàn hóa nhiệt sẽ được đóng gói đi kèm bộ sản phẩm hàn hóa nhiệt GOLDWELD: đĩa nhôm (có sẵn trong hộp thuốc hàn), súng hàn, chổi vệ sinh khuôn hàn, đất bịt khe hở khuôn, súng bắn lửa,…
Mối hàn hóa nhiệt giá bao nhiêu?
Trên thực tế, nhiều câu hỏi mà CHONGSET.VN nhận được ví dụ như:
Giá mối hàn hóa nhiệt là bao nhiêu, Cadweld thế nào, Goldweld ra sao?
Báo giá thi công mối hàn hóa nhiệt như thế nào?
Đơn giá thi công mối hàn hóa nhiệt có khác thi công cả hệ thống không?
Mối hàn hóa nhiệt đơn lẻ giá bao nhiêu?
Cơ bản mà nói, giá này phụ thuốc vào đơn vị thi công cũng như chất liệu, thương hiệu mà họ sử dụng: cọc tiếp địa, khuông, thuốc hàn, dây dẫn,…. Với các thương hiệu mà CHONGSET.VN bạn hoàn toàn có thể tin tưởng vào Goldweld khi đề cập đến hàn hóa nhiệt.
Quy trình tạo mối hàn hóa nhiệt chất lượng (Có kèm Video)
Quy trình tạo mối hàn hóa nhiệt chất lượng (Có kèm Video)
Khi đã tìm hiểu về “Mối hàn hóa nhiệt là gì?”, bạn cần biết các bước để thực hiện thao tác hàn hóa nhiệt an toàn bao gồm:
Bước 1: Lựa chọn thuốc hàn và khuôn hàn đúng chủng loại cần thiết.
Bước 2: Vệ sinh khuôn hàn và đặt thiết bị chính xác
Bước 3: Kẹp giữ khuôn
Bước 4: Đổ thuốc hàn vào khuôn
Bước 5: Bắt lửa
Bước 6: Hoàn thành, vệ sinh mối hàn
Lựa chọn thuốc hàn, khuôn hàn đúng chủng loại cần thiết
Bạn cần lựa chọn đầy đủ số lượng cáp, cọc phi theo mối hàn mà mình thực hiện. Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, để khô các vật dụng cần hàn.
Vệ sinh khuôn hàn, đặt thiết bị chính xác
Bạn mở khuôn hàn để vệ sinh. Đặt các thiết bị cần hàn vào chuẩn xác theo từng loại sao cho cọc, cáp, khuôn mang tính cố định.
Kẹp giữ khuôn
Dùng tay kẹp và giữ khuôn hàn cố định. Có thể sử dụng đất sét hoặc miếng chit chuyên dụng chít vào các mép lỗ của cáp, cọc và khuôn hàn. Việc này giúp thuốc hàn không bị chảy ra từ các khe hở khi phản ứng nhiệt nhôm xảy ra.
Đổ thuốc hàn vào khuôn
Cần đặt miếng nhôm mỏng xuống đáy khuôn che kín lỗ nhỏ ở đáy khuôn. Tiếp đến đổ thuốc hàn vào khuôn. Rải thuốc mồi hàn lên trên thuốc hàn để bắt lửa dễ dàng. Sau đó đậy lắp khuôn hàn.
Bắt lửa
Dùng súng mồi hàn bắn lửa vào phần thuốc mồi hàn ở mép khe của khuôn hàn.
Hoàn thành, vệ sinh mối hàn
Chờ 10-15 phút rồi vệ sinh khuôn sau đó mới tiếp tục quá trình hàn tiếp theo. Hy vọng sau bài viết này, quý khách có thể lựa chọn các vật tư tốt để đảm bảo tạo ra mối hàn hóa nhiệt bền và hiệu quả cao.
Sau bước 5, bạn chờ vài phút cho mối hàn nguội. Sau đó mở tay kẹp và khuôn ra và làm sạch, vệ sinh mối hàn.
Bãi tiếp địa chống sét đạt chuẩn khi đảm bảo 6 bước này!!!
Hôm nay CHONGSET.VN sẽ hướng dẫn cách sử dụng đồng hồ đo điện vạn năng để đo điện trở. Nghe có vẻ khá đơn giản nhưng hầu hết chúng ta đều lúng túng khi phải sử dụng thiết bị này. Đồng hồ đo điện vạn năng là gì? Làm cách nào để sử dụng đồng hồ đo điện vạn năng để đo điện trở, dòng điện và điện áp?
Đồng hồ đo điện vạn năng là gì?
Đồng hồ đo điện vạn năng là thiết bị đo lường điện có nhiều chức năng. Khá nhỏ gọn dùng cho đo kiểm tra mạch điện hoặc mạch điện tử. Đây là dụng cụ không thể thiếu với bất kỳ một kỹ thuật viên điện tử nào.
Đồng hồ vạn năng có các chức năng chính: Đo điện trở, đo điện áp DC, đo điện áp AC và đo dòng điện, kiểm tra thông mạch và tiếp giáp bán dẫn. Một số đồng hồ vạn năng còn có thể đo nhiệt độ. Có hai loại đồng hồ vạn năng gồm: Vạn năng số và Vạn năng kim (đồng hồ vạn năng chỉ kim).
Về thiết kế, đồng hồ đo điện vạn năng giống như một chuyển động của đồng hồ. Thông thường có thể được thực hiện như:
Một đồng hồ vôn kế
Ampe kế
Đồng hồ đo điện đơn giản bằng cách kết nối nó với các mạng điện trở bên ngoài khác nhau
Ứng dụng của đồng hồ vạn năng đo điện là gì?
Đồng hồ vạn năng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Từ nghiên cứu khoa học, lắp ráp thiết bị điện tử,.. Cho đến ứng dụng thực tế trong sản xuất. Tùy theo nhu cầu sử dụng, mà người dụng sẽ lựa chọn loại đồng hồ vạn năng phù hợp:
Trong nghiên cứu
Trong ngành thiết bị điện tử
Sử dụng trong sản xuất
Ứng dụng đồng hồ đo điện vạn năng trong nghiên cứu
Trong các cuộc nghiên cứu vật lý về dòng điện, đồng hồ vạn năng là thiết bị rất quan trọng. Thiết bị giúp nhà nghiên cứu biết chính xác thông số của dòng điện. Từ đó nhận biết đâu là dòng điện một chiều hoặc dòng điện hai chiều.
Các nhà nghiên cứu có thể tiến hành thử nghiệm nhiều cuộc khảo sát để lấy có kết quả chính xác mà không tốn nhiều thời gian.
Dùng để ứng điện trong ngành thiết bị điện tử
Những người làm trong ngành thiết bị điện tử rất “ưu ái” thiết bị này. Lý do bởi nó rất tiện tiện dụng trong công tác kiểm tra điện và điện tử. Đồng hồ hiện thị chính xác kết quả trực tiếp trên màn hình LCD một cách nhanh nhất, chính xác nhất. Giúp người dùng điều chỉnh được các thông số của cuộn cảm, kiểm tra lắp đặt mạch điện hiệu quả
Đồng hồ vạn năng mang lại rất nhiều tiện dụng cho kỹ sư điện tử có thể đo được dao động cho ở tần số thấp. Điều chỉnh mạch điện của radio, đồng thời làm bộ kiểm tra điện thoại và mạch điện ô tô.
Dùng đồng hồ đo điện vạn năng trong sản xuất
Đồng hồ vạn năng giúp xác định nguồn năng lượng tốt cho quá trình sản xuất. Giúp lưu giữ được các số đo giữ hiệu điện thế. Từ đó biết được nhiệt độ nào thích hợp cho cây trồng và gia sức bằng cách đo nhiệt độ bằng cặp nhiệt.
Nhưng để hỗ trợ hiệu quả cho quá trình nghiên cứu, lắp ráp thiết bị điện tử và sản xuất ứng dụng, người dùng phải biết chọn phân phối chính hãng để sở hữu được một chiếc đồng hồ vạn năng tốt.
Ưu điểm khi sử dụng đồng hồ đo điện vạn năng để đo điện trở, cường độ, điệp áp,.. là gì?
Đo nhanh
Kiểm tra được nhiều loại linh kiện
Thấy được sự phóng nạp của tụ điện
Nhược điểm khi sử dụng đồng hồ đo điện vạn năng là gì?
Đồng hồ này có hạn chế về độ chính xác. Có trở kháng thấp khoảng 20K/Vol do vây khi đo vào các mạch cho dòng thấp chúng bị sụt áp.
Hướng dẫn cách sử dụng đồng hồ đo vạn năng
Chongset.vn sẽ hướng dẫn bạn một cách sử dụng chi tiết các bước đo đúng cách điện trở, điện áp, cường độ dòng điện để có thể phục vụ yêu cầu của bạn mà không tốn quá nhiều thời gian.
Cách sử dụng đồng hồ đo điện vạn năng để đo điện áp dòng điện
Cách sử dụng đồng hồ vạn năng để đo điện áp xoay chiều
Bước 1: Khi đo điện áp xoay chiều ta chuyển thang đo về các thang AC.
Bước 2: Que đen cắm cổng chung COM. Que đỏ cắm vào cổng V/Ω.
Bước 3: Cắm que đo màu đen vào đầu COM. Que đo màu đỏ vào đầu (+).
Bước 4: Để thang AC cao hơn điện áp cần đo một nấc. Ví dụ nếu đo điện áp AC220V ta để thang AC 250V.
Bước 5: Đặt 2 que đo vào 2 điểm cần đo. Không cần quan tâm đến cực tính của đồng hồ
Bước 6: Đọc kết quả đo.
Cách sử dụng đồng hồ vạn năng để đo điện áp một chiều
Bước 1: Khi đo điện áp xoay chiều ta chuyển thang đo về các thang DC.
Bước 2: Que đen cắm cổng chung COM. Que đỏ cắm vào cổng V/Ω.
Bước 3: Cắm que đo màu đen vào đầu COM. Que đo màu đỏ vào đầu (+).
Bước 4: Để thang DC cao hơn điện áp cần đo một nấc. Ví dụ nếu đo điện áp dC220V ta để thang DC 250V.
Bước 5: Đặt 2 que đo vào 2 điểm cần đo. Ta đặt que đỏ vào cực dương (+) nguồn, que đen vào cực âm (-) nguồn
Bước 6: Đọc kết quả đo.
Cách đo cường độ dòng điện bằng đồng hồ đo vạn năng
Cách đo cường độ dòng điện bằng đồng hồ đo vạn năng
Để đo dòng điện trong một mạch thí nghiệm ta thực hiện các bước sau:
Bước 1: Đặt đồng hồ vạn năng vào thang đo dòng cao nhất.
Bước 2: Đặt que đồng hồ nối tiếp với tải. Que đỏ về chiều dương, que đen về chiều âm.
Lưu ý: Nếu kim lên thấp quá thì giảm thang đo.
Bước 3: Đặt chuyển mạch của đồng hồ ở thang DC.A – 250mA.
Bước 4: Tắt nguồn điện của các mạch thí nghiệm.
Bước 5: Kết nối que đo màu đỏ của đồng hồ về phía cực dương (+). Que đo màu đen về phía cực âm (-) theo chiều dòng điện trong mạch thí nghiệm. Mắc đồng hồ nối tiếp với mạch thí nghiệm
Bước 6: Bật điện cho mạch thí nghiệm.
Bước 7: Đọc kết quả trên màn hình LCD.
Chú ý là chỉ đo được dòng điện nhỏ hơn giá trị của thang đo cho phép.
Cách sử dụng đồng hồ vạn năng để đo điện trở
Cách sử dụng đồng hồ vạn năng để đo điện trở
Bước 1: Để đồng hồ ở thang đo điện trở Ω.
Bước 2: Que đen cắm cổng chung COM. Que đỏ cắm vào cổng V/Ω.
Bước 3: Cắm que đo màu đen vào đầu COM. Que đo màu đỏ vào đầu (+)
Bước 4: Đặt 2 que đo vào 2 đầu điện trở (Đo song song). Chọn thang đo sao cho khi đo điện trở cần xác định. Độ lệch của kim ở khoảng ½ thang đo.
Bước 5: Đo điện trở lại một lần nữa. Kết quả lần này là chính xác.
Bước 6: Đọc kết quả trên màn hiển thị.
Lưu ý khi sử dụng đồng hồ vạn năng để đo điện trở
Không được đo điện trở trong mạch đang được cấp điện. Vì vậy, trước khi đo điện trở trong mạch hãy tắt nguồn trước.
Khi đo điện trở nhỏ (cỡ <10Ω) cần để cho que đo và chân điện trở tiếp xúc tốt nếu không kết quả không chính xác.
Nếu không muốn làm giảm kết quả đo thì khi đo điện trở lớn (cỡ > 10kΩ), tay không được tiếp xúc đồng thời vào cả 2 que đo.
Không để đồng hồ ở thang đo điện trở mà đo điện áp và dòng điện – đồng hồ sẽ hỏng ngay lập tức.
Bước 2: Que đen cắm cổng chung COM. Que đỏ cắm vào cổng V/Ω.
Bước 3: Kiểm tra thông mạch bằng cách chạm hai đầu que đo vào đoạn mạch cần kiểm tra. Nếu đồng hồ có tiếng kêu “bip” tức đoạn mạch đó thông và ngược lại.
Bước 2: Que đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng V/Ω.
Bước 3: Khi diode được phân cực thuận thì sụt áp <1 (khoảng 0.6 đối với Si, 0,4 đối với loại Ge). Còn khi diode được phân cực ngược thì không có sụt áp (giái trị bằng “1”) thì diode đó hoạt động tốt.
Lưu ý khi sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị số kiểm tra lớp tiếp giáp thì que đen sẽ là (-) nguồn pin và que đỏ là (+) nguồn pin.
Cách sử dụng đồng hồ vạn năng đo tụ điện
Cách sử dụng đồng hồ vạn năng đo tụ điện
Thang điện trở của đồng hồ vạn năng có thể dùng để kiểm tra độ phóng nạp và hư hỏng của tụ điện.
Khi thực hiện đo tụ điện, nếu là tụ hóa thì dùng thang x1 Ohm hoặc thang x10 Ohm. Nếu là tụ gốm thì dùng thang đo x1K Ohm hoặc 10K Ohm.
Phép đo được thực hiện với kết quả như sau:
Kim phóng nạp khi đo thì tụ C1 còn tốt.
Kim lên nhưng không về vị trí cũ thì tụ C2 bị dò.
Kim đồng hồ lên vạch 0 Ohm và không trở về thì tụ C3 bị chập.
Lưu ý:
Khi đo tụ phóng nạp, cần đảo chiều que đo một vài lần để xem độ phóng nạp
Các phép đo kiểm tra tụ hoá rất ít khi bị dò hoặc chập mà chủ yếu là bị khô. Vì vậy, khi đo tụ hoá để biết chính xác mức độ hỏng của tụ thì cần so sánh với một tụ điện dung.
Cách đọc trị số dòng điện và điện áp khi đo như thế nào?
Một vài loại đồng hồ hiển thị kim sẽ khiến bạn lúng túng khi đọc các trị số đo đồng điện và điện áp.
Cách đọc khi đùng đồng hồ đo điện áp DC
Khi đo điện áp DC thì ta đọc giá trị trên vạch chỉ số DCV.A
Nếu ta để thang đo 250V thì ta đọc trên vạch có giá trị cao nhất là 250. Tương tự để thang 10V thì đọc trên vạch có giá trị cao nhất là 10. Trường hợp để thang 1000V nhưng không có vạch nào ghi cho giá trị 1000 thì đọc trên vạch giá trị Max = 10. Giá trị đo được nhân với 100 lần
Cách đọc khi dùng đồng hồ đo điện áp AC
Khi đo điện áp AC thì đọc giá trị cũng tương tự. Đọc trên vạch AC.10V, nếu đo ở thang có giá trị khác thì ta tính theo tỷ lệ. Ví dụ nếu để thang 250V thì mỗi chỉ số của vạch 10 số tương đương với 25V.
Khi đo dòng điện thì đọc giá trị tương tự đọc giá trị khi đo điện áp.
Cần lưu ý gì khi sử dụng đồng hồ đo vạn năng?
Tuyệt đối không để thang đo điện trở hay thang đo dòng điện khi muốn đo điện áp xoay chiều. Rất quan trọng vì nếu bạn để các thang đo sai sẽ làm hỏng đồng hồ vạn năng của bạn ngay lập tức.
Để nhầm thang đo dòng điện, đo vào nguồn AC. Điều náy sẽ gây hỏng đồng hồ của bạn.
Để nhầm thang đo điện trở, đo vào nguồn AC. Làm hỏng các điện trở trong đồng hồ đo điện vạn năng.
Nếu để thang đo áp DC mà đo vào nguồn AC thì kim đồng hồ không báo nhưng đồng hồ không ảnh hưởng.
Để thang DC đo áp AC đồng hồ không lên kim nhưng đồng hồ không bị hỏng.
Nếu để nhầm thang đo dòng điện khi đo điện áp DC? Có khả năng gây hỏng đồng hồ
Nếu để nhầm thang đo điện trở khi đo điện áp DC? Đồng hồ sẽ bị hỏng các điện trở bên tron
Mua đồng hồ vạn năng uy tín dùng để đo điện trở, điện áp, cường độ dòng diện tốt nhất ở đâu?
Hiện tại trên thị trường có rất nhiều dòng sản phẩm để đo dòng điện nhưng tiêu biểu nhất là đồng hồ vạn năng. Đồng hồ vạn năng dùng phổ biết và là vật dụng không thể thiếu đối với các kỹ sư điện.
Lời khuyên của chúng tôi là tìm đến nhà cung cấp uy tín nhất dù giá thành có thể cao hơn. Các sàn thương mại điện tử có rất nhiều sản phẩm, trong đó có thể bao gồm sản phẩm kém chất lượng. Chính vì vậy nên tìm hiểu nhà cung cấp kỹ lưỡng vì có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Hoặc bạn nên dùng đúng mục đích. Ví dụ sử dụng đồng hồ đo điện trở đất là cách làm thông minh vì sẽ đảm bảo an toàn tốt hơn và độ chính xác cao hơn.
Top 6 đồng hồ vạn năng bán chạy nhất trên thị trường hiện nay
Danh sách bao gồm:
Excel DT9205A
Sanwa YX-360
Sanwa CD800a đo AC/DC
Kyoritsu 1012
Fluke 789
Đồng hồ đo điện vạn năng Excel DT9205A
Đồng hồ đo điện vạn năng Excel DT9205A
Nếu bạn tìm một chiếc đồng hồ đo điện vạn năng giá rẻ? Bạn cũng cần mua loại có thương hiệu? Bạn có thể lựa chọn Excel DT9205A. Nó phù hợp cho các bạn học sinh, sinh viên trong học tập.
Đo cường độ dòng điện. Điện áp xoay chiều và 1 chiều hiệu quả
Đo đa dạng trên các loại thiết bị khác nhau
Trang bị đèn và loa cảnh báo
Màn hình LCD hiển thị số sắc nét
Có chế độ tự động tắt khi bạn không sử dụng
Sản phẩm giá rẻ nên có một số ít mẫu mã bị lỗi, bạn nên mua ở nơi có uy tín để có thể bảo hành/đổi trả khi cần
Đồng hồ đo điện kim vạn năng Sanwa YX-360
Đồng hồ đo điện kim vạn năng Sanwa YX-360
Sanwa YX-360 là một trong số những mẫu đồng hồ đo kim bán chạy nhất hiện nay. Với dân kỹ thuật, họ làm thích đồng hồ vạn năng đo kim hơn là đồng hồ hiển thị số. Nó có 4 chức năng đo chính là: đo điện trở, điện áp DC, AC, và cường độ dòng điện.
Đồng hồ vạn năng đo kim này giúp bạn đo điện ở nhiều thiết bị khác nhau, như:
Đo tính toán giá trị điện trở của thiết bị cần đo
Đo kiểm tra sự thông mạch của thiết bị/đoạn dây dẫn/mạch in
Đo kiểm tra sự phóng nạp của tụ điện
Kiểm tra xem tụ điện có bị dò hay chập không
Kiểm tra đi ốt và bóng bán dẫn
Về cơ bản, đồng hồ vạn năng hiển thị kim giúp bạn dễ sửa chữa hơn. Dễ tùy biến hơn so với đồng hồ số.
Đồng hồ đo điện vạn năng Sanwa CD800a đo AC/DC
Đồng hồ đo điện vạn năng Sanwa CD800a đo AC/DC
Sanwa là thương hiệu đồng hồ vạn năng từ Nhật Bản được khá nhiều người tin cậy. Sanwa CD800a là một trong vài mẫu mã bán chạy nhất của họ. Đây là mẫu mã có thiết kế nhỏ gọn nhưng khá chuyên nghiệp của họ.
Gồm 9 chức năng đo lường điện AC và DC như: đo điện trở, tụ điện, tần số, dòng điện…
Có khả năng lưu trữ tới 4.000 kết quả nên bạn có thể lưu để tra cứu lại khi cần
Chức năng tự động tắt khi không sử dụng
Cho kết quả đo nhanh và chính xác
Hộp máy có khả năng chống va đập tốt
Sản phẩm có thể có bảo hành hoặc không nên bạn cần chú ý khi mua.
Đồng hồ đo điện vạn năng Kyoritsu 1012
Đồng hồ đo điện vạn năng Kyoritsu 1012
Đây là một mẫu mã khác cũng đến từ thương hiệu Nhật Kyoritsu. Đồng thời nóó mang lại cho bạn sự chuyên nghiệp nhưng đổi lại chi phí cũng không hề rẻ.
Sản xuất từ chất liệu chắc cắn, độ bền tốt
Trang bị màn hình 6040 điểm. Có khả năng hiển thị True RMS và khả năng chỉ ra dạng sóng méo: đo cường đọ dòng điện, điện áp (Vol), điện trở, tụ điện, diode. Hệ thống diode trong máy giúp bạn kiểm tra liên tục thiết bị khi bạn sử dụng.
Trang bị chức năng REL để kiểm tra sự khác biệt của giá trị đo, chức năng HOLD giúp giữ dữ liệu hiện tại
Có khả năng hoạt động trong phạm vi nhiệt độ rộng
Đồng hồ đo điện vạn năng Fluke 17B+
Đồng hồ đo điện vạn năng Fluke 17B+
Fluke 17B+ là mẫu đồng hồ vạn năng “cho dân chuyên nghiệp” khác. Tất nhiên, dùng tại nhà cũng tốt nhưng chỉ khi bạn sẵn sàng chi trả số tiền để sở hữu nó.
Trang bị tiêu chuẩn an toàn CAT IIII 600V.
Màn hình hiển thị lớn với đèn nền trắng sáng.
Có khả năng cảnh báo điện áp quá tải.
Có thể đo cả tần số và nhiệt độ.
Tối đa đo được 10A.
Đồng hồ đo điện vạn năng Fluke 789
Fluke 789 là chiếc đồng hồ vạn năng có rất nhiều ưu điểm và sự chuyên nghiệp. Nhưng không nhiều người có thể sở hữu sản phẩm này nếu nhìn vào mức giá hơn 20 triệu đồng của nó.
Đồng hồ đo điện vạn năng Fluke 789
Bên cạnh các yếu tố như đa chức năng, chính xác cao, hiệu quả…thì chiếc đồng hồ vạn năng này đắt tiền vì nó có xuất xứ từ Mỹ. Về cơ bản thì cũng không có nhiều đơn vị / cá nhân sẵn sàng mua chiếc đồng hồ vạn năng này.
Kinh nghiệm để chọn mua một đồng hồ vạn năng phù hợp là gì?
Chọn đồng hồ vạn năng chỉ kim hay đồng hồ vạn năng hiển thị số là do thói quen, kinh nghiệm của bạn. Đồng hồ hiển thị số có nhiều mẫu mã đắt tiền hơn rất nhiều
Đồng hồ vạn năng loại đắt tiền có thể cho kết quả đo chính xác cao hơn khá nhiều so với loại rẻ tiền. Tùy vào độ chính xác mong muốn mà bạn quyết định nên chọn loại đắt hay rẻ
Khi bạn chưa có nhiều kinh nghiệm, chỉ cần mua loại đơn giản, dễ sử dụng, dễ hiểu là được.
Đồng hồ vạn năng giá rẻ thì thường không bền. Về chủng loại thì loại kim thường bền hơn
Giá của đồng hồ vạn năng rất đa dạng. Vì vậy khi bạn dùng ít thì không cần mua loại đắt tiền. Còn khi bạn đã là dân chuyên thì bạn sẽ có thể tự ra quyết định mức giá bao nhiều là hợp lý.
Mỗi công trình điện mặt trời đều có những đặc điểm riêng. Giải pháp chống sét lan truyền cho mỗi hệ thống pin năng lượng mặt trời cũng sẽ khác nhau về: thiết bị, số lượng, vị trí lắp đặt… Người thiết kế phải am hiểu về hệ thống cần bảo vệ để đưa ra phương án hợp lý và chính xác.
Tại sao chống sét lan truyền và trực tiếp cho hệ thống pin điện năng lượng mặt trời?
Điện năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng vô tận, sạch ta được thừa hưởng từ thiên nhiên. Ngoài thủy điện, phong điện thì năng lượng mặt trời ngày càng được thay thế cho các nguồn năng lượng khác. Những nguồn kém thân thiện với môi trường sống trên trái đất.
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhiều người dùng nên giá thành của nó ngày càng được giảm đáng kể. Tuy nhiên vẫn còn cao hơn so với các nguồn năng lượng truyền thống khác. Các chi phí đầu tư ban đầu cho hệ thống vẫn còn khá tốn kém.
Chi phí đầu tư
Thời gian sử dụng
Hiệu quả thu được
Tất cả là những bài toán luôn được cân nhắc. Các nhà sản xuất module quang điện đều cam kết sản phẩm của họ bảo hành đến 20 năm. Đồng nghĩa rằng lợi tức đầu tư cũng được tính trên thời hạn này. Ngược lại ta thường bỏ qua vài tác động có thể làm suy giảm hiệu quả và thời gian hoạt động của hệ thống.
Chống sét trực tiếp, lan truyền cho pin Solar năng lượng mặt trời
Vì sao cần chống sét lan truyền cho pin năng lượng mặt trời?
Hệ thống điện và pin năng lượng mặt trời gồm các thành phần chính là:
Tấm /panel tế bào quang điện
Dây dẫn
Bộ điều khiển
Invertor
Bộ chuyển đổi
Bình ac-quy…
Tất cả đều được liên kết điện với nhau. Điều này dẫn đến khi bộ phận này có rủi ro, các thành phần khác cũng sẽ bị ảnh hưởng. Trái lại, các tấm panel và dây dẫn luôn nằm ngoài trời. Thường ở vùng trống trải, trên cao. Nó có thể hòa mạng với hệ thống điện AC nên khả năng bị sét đánh trực tiếp hoặc gián tiếp (chống sét lan truyền) xuống hệ thống là rất lớn.
Sét đánh trực tiếp gây ảnh hưởng thế nào?
Gây cháy nổ cho các tấm pin mặt trời, các đường dây hoặc bộ điều khiển.
Sét đánh lan truyền gây ảnh hưởng ra sao?
Tạo các xung điện quá áp đột biến có thể lan truyền trên các đường dây nguồn DC từ tấm pin về, dây tín hiệu cảm biến, dây nguồn AC nối ra lưới và các tải tiêu thụ.
Chống sét trực tiếp, lan truyền cho pin Solar năng lượng mặt trời
Hậu quả nếu bị ảnh hưởng sét đánh đến hệ thống điện pin năng lượng mặt trời là gì?
Các tế quang điện và các thành phần khác sẽ bị hư hỏng ngay lập tức khi bị sét đánh vào. Hoặc tối thiểu cũng bị suy giảm hiệu suất hoạt động của chúng do tác động của quá áp lan truyền gây ra. Kết quả cuối cùng là:
Thời gian sử dụng sẽ bị rút ngắn lại.
Tốn kém chi phí thay thế và sửa chữa
Hiệu suất đầu tư sẽ không còn như tính toán ban đầu
Đặc biệt là sự gián đoạn của hệ thống sẽ gây ảnh hưởng cho các hoạt động khác.
Giải pháp cơ bản để bảo vệ chống sét cho hệ thống pin điện năng lượng mặt trời
Để chống lại sự tác động của sét đánh ta cần phải có giải pháp bảo vệ tổng thể và đầy đủ gồm:
Bảo vệ bên ngoài bằng hệ thống chống sét trực tiếp. Tức là không để sét đánh trúng vào hệ thống PV
Bảo vệ chống xung quá áp đột biến lan truyền trên đường dây DC, AC & Tín hiệu;
Hệ thống nối đất, tiếp đất đảm bảo kỹ thuật.
Cụ thể thì phải đáp ứng phù hợp với các đặc điểm riêng của mỗi hệ thống.
Thiết kế giải pháp chống sét cho hệ thống điện mặt trời cần xem xét gì?
Mật độ sét, hệ số rủi ro và cường độ sét trong khu vực nhiều hay ít?
Hệ thống đã trang bị cột thu lôi chống sét trực tiếp chưa?
Quy mô lớn hay nhỏ, dân dụng hay công nghiêp?
Điện áp định mức và tối đa bao nhiêu?
Hệ thống độc lập hay hòa mạng?
Có nằm trong khu công nghiệp hay không?
Hệ thống tiếp đất như thế nào… ?
Từ các thông tin cơ sở trên, ta sẽ đưa ra các giải pháp tổng thể phù hợp một cách an toàn với chi phí thấp nhất.
Giải pháp chống sét trực tiếp cho hệ thống điện năng lượng điện mặt trời
Chống sét trực tiếp cho hệ thống điện mặt trời cho công nghiệp hoặc tòa nhà
Hệ thống này được lắp đặt nhiều tấm pin trên 1 vùng rộng lớn
Thường có chiều dài trên 30m, nên lắp đặt cột thu lôi theo công nghệ phát xạ sớm. Được gắn trên trụ độc lập bên ngoài.
Các đầu kim thu sét chủ động này có bán kính bảo vệ rất lớn (từ 50 – 107m).
Số lượng cột thu lôi được bố trí để vùng bảo vệ bao phủ hết bề mặt của hệ thống PV.
Với các công trình lớn, nếu được sử dụng kim phân tán sét thì càng tốt. Nó sẽ phân tán các điện tích trái dấu. Cuối cùng ngăn ngừa các dòng sét đánh xuống khu vực, an toàn hơn nhưng chi phí có thể cao hơn.
Hệ thống sử dụng có quy mô nhỏ (nhà ở, cột đèn NLMT, biển báo ..)
Các hệ thống điện này thường có diện tích nhỏ. Các tấm pin thường được đặt trên đỉnh hoặc mái nhà. Không cần thiết phải sử dụng kim thu sét ESE.
Có thể bảo vệ bằng kim thu lôi truyền thống. Nếu sử các kim phân tán sét đặt trên mái nhà thì sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Các model có thể dùng cho công trình nhỏ như: TerrStat ST-100 hoặc ST-400.
Công nghệ phân tán điện tích ngăn ngừa sét đánh xuống khu vực bảo vệ. Tác dụng này đồng nghĩa với việc sẽ hạn chế sự xuất hiện các xung quá áp. Lặp lại hay sét lan truyền trên các đường dây của hệ thống điện NLMT.
Thi công và lặp đặt hệ thống tiếp đất cho các cột thu lôi này phải đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật. Giá trị điện trở tiếp đất tối đa là 8 Ohm. Các hệ thống tiếp địa cũng cần phải liên kết đẳng thế với nhau.
Cần dùng các thiết bị chống sét nguồn điện DC để bảo vệ trên các đường dây. Chúng được nối từ các tấm pin về tủ nguồn. Các thiết bị chống sét cho nguồn điện mặt trời DC cần lắp đặt bảo vệ ngay tại lối vào DC của Invertor và các tấm pin (theo khuyến cáo CLS/TS 5039-12..)
Hệ thống có lắp đặt kim thu sét thì phải sử dụng thiết bị cắt sét Type 1. Vì cần đảm bảo chịu được các dòng xung 10/350µs.
Với các hệ thống không trang bị cột chống sét (hoặc có sử dụng kim phân tán sét) thì có thể dùng thiết bị chống sét lan truyền Type 2 để bảo vệ. Bảo vệ tốt hơn khi áp dụng các thiết bị cắt sét Type 1 nối trước.
Cần chọn các thiết bị chống sét có mức điện áp hoạt động định mức và tối đa. Tuy nhiên cần đảm bảo phù hợp với nguồn DC mà các tấm pin cung cấp. Ngoài ra có thể chọn thêm tính năng bổ sung như:
Công nghệ VG, kiểu cắm rút, dây báo hiệu tình trạng hoạt động .v.v. phù hợp với nhu cầu.
Về giải pháp chống sét lan truyền cho đường nguồn AC
Tiêu chuẩn CLS/TS 5039-12 cũng khuyến cáo:
Phải lắp đặt các thiết bị chống sét nguồn AC để bảo vệ ngay trước lối vào AC của Invertor, của các phụ tải và cầu dao kết nối với điện lưới. Quá áp có thể lan truyền trên đường dây từ các phụ tải (máy bơm, đèn chiếu sáng…) hoặc từ hệ thống lưới điện quốc gia (có hòa mạng).
Địa điểm SPD
Prosurge Model
Chi tiết sản phẩm (Nhấp chuột)
Hộp bảo vệ kết nối DC (1, 4)
SPV hoặc CPV series
Loại II / Loại 2 SPD cho PV / Năng lượng mặt trời / DC
Bảo vệ bên AC của Invertor (2)
SP series
DIN-rail SPD cho AC
Bảo vệ bên AC của Invertor (3)
Panel SPD
UL 1449 Panel SPD
Với các công trình có lắp đặt kim thu sét thì phải sử dụng các thiết bị cắt sét AC Type 1 để bảo vệ. Sau đó có thể dùng thêm Type 2 để bảo vệ thứ cấp. Lưu ý nếu thiết bị không phải công nghệ VG thì phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa sơ cấp và thứ cấp.
Ngoài chống sét cho pin năng lượng mặt trời, tham khảo thêm:
Các công trình ở vùng có mật độ sét đánh không nhiều, cường độ dòng sét không cao và không trang bị các kim thu sét trực tiếp thì có thể sử các thiết bị cắt sét AC Type 2 để bảo vệ.
Chống sét trực tiếp, lan truyền cho pin Solar năng lượng mặt trời
Về giải pháp chống sét lan truyền cho các đường tín hiệu
Hệ thống điện năng lượng mặt trời có thể có rất nhiều đường tín hiệu như:
Tín hiệu từ các cảm biến, đầu dò
Tín hiệu giám sát và điều khiển…
Địa điểm SPD
Prosurge Model
Chi tiết sản phẩm (Nhấp chuột)
Bảo vệ tín hiệu dữ liệu
DM- ×××
SPD đo lường và điền khiển
Bảo vệ tín hiệu truyền thông
D- ×× / RJ45
SPD cho Ethernet
Chúng thường chạy theo các đường dây DC từ ngoài vào nên khả năng nhiễm quá áp là rất cao.
Các thiết bị chống sét cho đường tín hiệu được lắp đặt trong các tủ điều khiển, tủ trung gian bên ngoài. Đôi khi được lắp trước khi vào các thiết bị và cảm biến.
Ngoài chống sét cho pin năng lượng mặt trời, tham khảo thêm:
Lưa chọn các thiết bị phù hợp với dạng tín hiệu truyền như :RS485, RS232, Ethernet, PoE hay các đường tín hiệu DC có mức điện áp thấp khác.
Có thể chọn các thiết bị dạng DIN gắn trên ray lắp nối tiếp:
Như dòng ATLINE, DLA, DLA2
Các thiết bị gắn trên dây như B180, MTJ
Thiết bị chống sét đường mang Ethernet như MJ8-CAT5…
Lưu ý phù hợp với điều kiện lắp đặt.
Chống sét trực tiếp, lan truyền cho pin Solar năng lượng mặt trời
Giải pháp tiếp đất, tiếp địa cho hệ thống điện năng lượng mặt trời
Hệ thống tiếp đất (tiếp địa) là một bộ phận vô cùng quan trọng cho hệ thống. Nó vừa có chức năng tiếp đất công tác, tiếp đất bảo vệ và tiếp đất chống sét.
Toàn bộ các kết cấu giá đỡ, vỏ tủ, khung bao, thiết bị chống sét .. đều phải được nối tiếp địa. Cần đảm bảo sự đẳng thế trong toàn bộ hệ thống. Có thể dùng thiết bị đẳng thế (như AT-50K) để liên kết các khu vực tiếp đất theo các chức năng khác nhau lại.
Giá trị điện trở nối đất càng nhỏ càng tốt (tối đa 8 Ohm). Lưu ý tùy theo đặc điểm địa lý và công suất hệ thống điện năng lượng mặt trời.
Lưu ý khi lắp đặt hệ thống tiếp địa chống sét cho pin năng lượng mặt trời
Các vật liệu sử dụng trong hệ thống tiếp đất năng lượng mặt trời nên sử dụng loại tốt:
Có khả năng chống ăn mòn cao (vì nó chịu tác động của ăn mòn hóa học, ăn mòn điện phân). Cọc tiếp địa có thể dùng loại cọc tiếp địa thép mạ đồng chất lượng cao hoặc đồng nguyên chất.
Có thể sử dụng thêm các hóa chất giảm điện trở đất GEM để tăng cường khả năng dẫn điện, giảm điện trở như:
Conductiver Plus (dùng cho vùng đất nhiều cát, sỏi đá)
Aplifill (dùng cho các hố điện cực)
Aplicem (dùng cho các cọc và dây liên kết)
Số lượng cọc tiếp đất và hóa chất giảm điện trở sử dụng phụ thuộc vào đặc điểm địa chất riêng của mỗi công trình.
Các liên kết giữa cọc, dây và các kết cấu kim loại khác nên sử dụng mối hàn hóa nhiệt để đảm bảo sự liên kết tốt nhất về điện học. Cũng như đảm bảo tính cơ học và lâu bền trong môi trường dễ bị ăn mòn.
Lắp đặt hệ thống chống sét trực tiếp / lan truyền cho hệ thống pin năng lượng điện mặt trời hết bao nhiêu?
Hệ thống chống sét lan truyền và tiếp địa có chi phí rất hợp lý so với mang lại hiệu quả cao mà công việc này mang lại
Hệ thống tiếp đất thường sẽ có chi phí từ 2 triệu đến khoảng 6 triệu đồng tùy từng căn nhà.
Hệ thống thiết bị chống sét lan truyền có chi phí khoảng 3 triệu đến 7 triệu đồng. Sản phẩm của thương hiệu nổi tiếng với công nghệ hiện đại nhất.
CHONGSET.VN đảm bảo cung cấp cho quý khách các sản phẩm, thiết bị, vật tư chống sét chất lượng từ các thương hiệu lớn như: OTOWA, BAKIRAL, RAMRATNA,… Với giả cả tốt nhờ là nhà phân phối trực tiếp từ các thương hiệu. Liên hệ chúng tôi ngay để được tư vấn tốt hơn.